![]() |
![]() |
Theo kết quả sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc được tiến hành vào cuối năm 2020, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi (chiều cao/tuổi) là 19,6% (tức là ở mức dưới 20%, là mức được xếp vào mức thấp theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới năm 1997). Tuy vậy, vẫn có sự chênh lệch về tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi giữa các vùng miền, nhất là ở các vùng nông thôn miền núi, tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 năm vẫn còn ở mức cao. Ở trẻ em tuổi học đường (5 - 19 tuổi), trong khi tỷ lệ SDD thấp còi là 14,8%, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% (trong khi đó,ở khu vực miền núi, tỷ lệ này là 6,9%). Như vậy, gánh nặng kép về dinh dưỡng (thiếu và thừa dinh dưỡng) đang tác động lên trẻ em tuổi học đường một cách rất rõ rệt, mà một trong các nguyên nhân quan trọng là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Thói quen ăn uống không lành mạnh, trong đó có xu hướng ngày càng phổ biến là tình trạng tiêu thụ đồ ăn nhanh được xác định là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nhanh tình trạng thừa cân/ béo phì ở trẻ em Việt Nam trong thời gian qua. Đây là một xu hướng khó tránh khỏi ở một xã hội đang có tốc độ phát triển và hòa nhập nhanh như Việt Nam.
Để có thể góp phần đánh giá thực trạng và các yếu tố liên quan tới việc tiêu thụ thức ăn nhanh ở giới trẻ của Việt Nam, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng làm thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt của nhiều người, từ đó đề xuất ra những giải pháp can thiệp tích cực và phù hợp, cuối năm 2020, Viện Dinh dưỡng đã tiến hành một cuộc điều tra trên nhóm người 15-25 tuổi ở một số vùng nông thôn và thành thị thuộc thành phố Hà Nội, nghiên cứu này do Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) tài trợ.
Một số thông tin chính được rút ra từ cuộc điều tra này:
Một số khuyến nghị ban đầu cũng được đưa ra thảo luận tại Hội thảo:
Để góp phần hạn chế những mặt trái của xu hướng tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh nói trên, bên cạnh các giải pháp can thiệp tổng thể về thượng tầng của kinh doanh và sản xuất thức ăn nhanh như ban hành và thực hiện nghiêm túc các quy định và tiêu chuẩn dinh dưỡng, ví dụ như gán nhãn thực phẩm và nhãn dinh dưỡng, hay việc thực thi các chính sách vĩ mô về đánh thuế một số mặt hàng như nước ngọt có ga/đường, thức ăn nhanh; hay các chính sách tập trung vào cải thiện môi trường bán lẻ thân thiện với sức khỏe con người, quảng cáo thực phẩm và tập trung trong trường học, thì các giải pháp về truyền thông giáo dục dinh dưỡng hợp lý cho cộng đồng là cần thiết. Định nghĩa rõ ràng về thức ăn nhanh trong xã hội Việt Nam để thực hiện tốt hơn các chương trình giáo dục và truyền thông về tần suất tiêu thụ thức ăn nhanh / thực phẩm chế biến phù hợp. Hiện nay, chúng ta đồng ý với nhau rằng thức ăn nhanh, theo đúng tên gọi của nó, là những thực phẩm được phục vụ nhanh hoặc được nấu nhanh để phục vụ người mua. Thức ăn nhanh cũng thường được xác định là nhiều dầu mỡ, nhiều đường, muối, nhiều cholesterol, triglyceride, phụ gia thực phẩm và có hại cho sức khỏe con người nếu tiêu thụ thường xuyên.
![]() |
![]() |
Ông Nguyễn Hồng Trường - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng phát biểu khai mạc Hội thảo | Ông Nguyễn Song Hà - Đại diện tổ chức FAO tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo |
![]() |
![]() |
Bà Hoàng Thị Đức Ngàn - Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu (Viện Dinh dưỡng) báo cáo kết quả tại Hội thảo | Ông Trịnh Hồng Sơn - Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu (Viện Dinh dưỡng) báo cáo kết quả tại Hội thảo |
Toàn cảnh buổi Hội thảo |