Polyphenol từ lá Ổi, hàm lượng, khả năng kháng oxi hóa và điều kiện tách chiết
Trong những năm gần đây,
polyphenol có nguồn gốc tự nhiên thu hút sự quan tâm lớn của các nhà
khoa học, người tiêu dùng và các nhà sản xuất thực phẩm vì các tính chất
sinh học quan trọng: chống oxi hóa, chống khuẩn, chống viêm và chống
ung thư. Nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định, khai thác và ứng
dụng các nguồn polyphenol tự nhiên....
Tóm tắt tiếng Việt: Trong những năm gần đây,
polyphenol có nguồn gốc tự nhiên thu hút sự quan tâm lớn của các nhà
khoa học, người tiêu dùng và các nhà sản xuất thực phẩm vì các tính chất
sinh học quan trọng: chống oxi hóa, chống khuẩn, chống viêm và chống
ung thư. Nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định, khai thác và ứng
dụng các nguồn polyphenol tự nhiên. Nghiên cứu này xác định hàm lượng
polyphenol tổng số (test Folin – Ciocalteu) và khả năng kháng oxi hóa
(test DPPH) của 14 loại thực vật của Việt Nam và nhận thấy rằng lá ổi có
hàm lượng polyphenol và khả năng kháng oxi hóa cao nhất. Ảnh hưởng của
các yếu tố công nghệ (nồng độ ethanol, pH, nhiệt độ) đến khả năng tách
chiết polyphenol từ lá ổi được xác định bằng phương pháp quy hoạch thực
nghiệm. Kết quả cho thấy nhiệt độ và nồng độ ethanol ảnh hưởng có ý
nghĩa đến lượng polyphenol thu được. Điều kiện tối ưu để chiết
polyphenol từ lá ổi đã được xác định bằng Bow-Wilson đi lên: nồng độ
ethanol 50%, pH 2-3 và nhiệt độ 60 độ C.
English summary: In recent years, natural
polyphenols have been received increasing interest from scientists,
consumers and food manufactures for their biological important
properties: antioxidant, antibacterial anti-inflammatory and anticancer
capacity. Many studies have been conducted to find natural polyphenol
sources in order to apply in drug and food technologies. This study
aimed to determine polyphenol concentration and antioxidant capacity of
14 plants by Folin-Ciocalteu method and DPPH method, respectively. Among
these 14 analyzed plant materials, guava leaves had the highest
polyphenol concentration and antioxidant capacity. Effects of some
technical conditions(ethanol concentration, pH and temperature) on the
phenolic extraction from guava leaves were analyzed. Ethanol
concentration and temperature had significant effects on phenolic
concentration and antioxidant capacity of the extract. The optimal
conditions for extraction process were: ethanol concentration of 50%, pH
2-3 and temperature of 60 degree C.
English summary: In recent years, natural
polyphenols have been received increasing interest from scientists,
consumers and food manufactures for their biological important
properties: antioxidant, antibacterial anti-inflammatory and anticancer
capacity. Many studies have been conducted to find natural polyphenol
sources in order to apply in drug and food technologies. This study
aimed to determine polyphenol concentration and antioxidant capacity of
14 plants by Folin-Ciocalteu method and DPPH method, respectively. Among
these 14 analyzed plant materials, guava leaves had the highest
polyphenol concentration and antioxidant capacity. Effects of some
technical conditions(ethanol concentration, pH and temperature) on the
phenolic extraction from guava leaves were analyzed. Ethanol
concentration and temperature had significant effects on phenolic
concentration and antioxidant capacity of the extract. The optimal
conditions for extraction process were: ethanol concentration of 50%, pH
2-3 and temperature of 60 degree C.