CỔNG THÔNG TIN DINH DƯỠNG QUỐC GIA

VIETNAM NUTRITIONAL PORTAL

Tình trạng giảm các ion nội bào và yếu tố liên quan đến giảm phospho máu ở bệnh nhi nặng điều trị tại khoa hồi sức bệnh viện Nhi đồng 2
28 lượt xem
chia sẻ

Giảm phospho máu và các ion nội bào gây ra những hậu quả nặng nề nhưng thường không được lưu ý chẩn đoán trong lâm sàng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hạ phospho máu và các ion nội bào khác như Mg, K ở bệnh nhân nặng điều trị tại khoa hồi sức bệnh viện Nhi đồng 2 (BVNĐ2), tìm mối liên quan đến hạ phospho máu. 

Tạp chí DD&TP/Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 8 - Số 4 - Tháng 11/ Vol.8 - No.4 - November - Năm 2012/ Year 2012

Tóm tắt tiếng Việt: Giảm phospho máu và các ion nội bào gây ra những hậu quả nặng nề nhưng thường không được lưu ý chẩn đoán trong lâm sàng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hạ phospho máu và các ion nội bào khác như Mg, K ở bệnh nhân nặng điều trị tại khoa hồi sức bệnh viện Nhi đồng 2 (BVNĐ2), tìm mối liên quan đến hạ phospho máu. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 402 bệnh nhi nặng điều trị tại khoa hồi sức bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2010, với sơ sinh 62,9% và nhũ nhi 22,4%, theo dõi điều trị trong vòng 2 tuần, khảo sát vào ngày 0 (N0), ngày 3-4 (N3-4), ngày 7-8 (N7-8) và ngày 14-15 (N14-15). 32,6% còn ở khoa sau 2 tuần, 12,9% tử vong hoặc nặng xin về. 37,3% bệnh nhân bị SDD. 85 bệnh nhân bị hạ phospho, 64/85 (75,3%) là hạ phospho máu mới xảy ra, liên quan đến thời gian nằm hồi sức lâu. Tỉ lệ hạ phospho máu: N0: 69,5%, N3-4: 44,9%, N7-8: 48,1%, N14-15: 37,3%. Tỉ lệ hạ phospho  máu nặng: N0: 11,5% , N3-4: 10,1 %, N7-8: 11,9 %, N14-15: 13,3 %. Một số yếu tố liên quan: bệnh sơ sinh, kể cả non tháng và đủ tháng, tình trạng suy dinh dưỡng, sự thay đổi cân nặng khi ra khỏi khoa, thời gian nằm hồi sức kéo dài, tổn thương của hệ hô hấp, tổn thương của hệ tiêu hóa, phẫu thuật đường tiêu hóa, nhiễm trùng huyết, bệnh lý nội thần kinh, sử dụng vận mạch, sử dụng antacid và phải nuôi cả tĩnh mạch lẫn tiêu hóa ở thời điểm 2 tuần sau khi nhập khoa. Tỉ lệ hạ magne máu: N0: 76,9%, N3-4: 79,3%, N7-8: 83,6%, N14-15: 79,8% . Số bệnh nhân được bổ sung magne : N0: 13,3%, N3-4: 34,3%, N7-8: 55,8%, N14-15: 53,2%. Tỉ lệ hạ kali máu: N0: 29,3%, N3-4: 24,6%, N7-8: 14%, N14-15: 22,4%. Số bệnh nhân được bổ sung Kali N0: 38%, N3-4: 72,6%, N7-8:62,8%, N14-15:61,8%. Kết luận: Tình trạng hạ ion nội bào ở bệnh nhân khoa Hồi sức rất phổ biến, liên quan đến lứa tuổi sơ sinh, nhũ nhi, một số tình trạng bệnh lý và cách chăm sóc. Tình trạng này chưa được quan tâm đầy đủ. Cần tiến hành thêm những nghiên cứu mới để xác định rõ yếu tố nguy cơ cũng như xây dựng chiến lược phòng ngừa và điều trị giảm ion nội bào và hội chứng Nuôi ăn lại tại bệnh viện nhi.

Intracellular minerals depletion and associated factors to hypophosphatemia in critically ill children of icu department, the children’s hospital 2

English summary: Hypophosphatemia and intracellular minerals depletion can cause a lot of potential complications but often was underdiagnosed in clinical practice. Objectives: To identify the prevalence of hypophosphatemia, hypomagnesaemia and hypokalemia in critically ill children of ICU department at the Children’s Hospital 2 and to identify associated  factors to hypophosphatemia. 

Tạp chí DD&TP/Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 8 - Số 4 - Tháng 11/ Vol.8 - No.4 - November - Năm 2012/ Year 2012

English summary: Hypophosphatemia and intracellular minerals depletion can cause a lot of potential complications but often was underdiagnosed in clinical practice. Objectives: To identify the prevalence of hypophosphatemia, hypomagnesaemia and hypokalemia in critically ill children of ICU department at the Children’s Hospital 2 and to identify associated  factors to hypophosphatemia. Method: Cross sectional survey. Results: This study was conducted on 402 critically ill  children  admitted to ICU department in Children’s Hospital 2 in the year 2010, including 62.9% neonates and 22.4% infants. They were followed up to 2 weeks of treatment or to discharge point. Analysis were taken at day 0(N0), day 3-4(N3-4), day 7-8 (N7-8) and day 14-15 (N14-15). 32.6% of them still were in ICU after 2 weeks, 12.9% died, 37.3% were malnourished. There were 85 cases of hypophosphatemia and 64/85 (75.3%) developed this in ICU treatment period, associated to prolonged time in ICU. Prevalence of hypophosphatemia: N0: 69.5%,N3-4:44.9%, N7-8: 48.1%, N14-15:37.3%. Prevalence of severe hypophosphatemia N0:11.5%, N3-4:10.1%, N7-8:11.9%, N14-15:13.3%. Associated factors: neonatal diseases, including mature and premature, malnutrition, change of weight at discharge, prolonged time in ICU, respiratory disorders, GI disorders, GI surgery, sepsis, neurogenic disorders, using catechlamine, antacid, parenteral and enteral nutrients supplement at 2 week after admission. Prevalence of hypomagnesemia: N0: 76.9 %, N3-4: 79.3 %, N7-8: 83.6 %, N14-15: 79.8 %. Proportion of magnesium supplementation: N0: 13.3%, N3-4: 34.3%, N7-8: 55.8%, N14-15: 53.2%. Prevalence of hypokalemia N0: 29.3%, N3-4 : 24.6%, N7-8: 14%, N14-15: 22.4 %. Proportion of potassium supplementation: N0: 38 %, N3-4 : 72.6%, N7-8: 62.8%, N14-15: 61.8 %. Conclusions: Depletion of intracellular minerals in ICU was very common, associated to neonatal and infant age, some underlying disorders, and medical management. This condition wasn’t diagnosed enough. We need more studies to identify risk factors clearly and establish optimal strategy to prevent and control depletion of intracellular minerals and Refeeding syndrome in pediatric hospital.